Bác sĩ trả lời: sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không?

Nhiều bệnh nhân thắc mắc sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không do tâm lý e ngại, tự ti, không muốn đi khám bệnh. Các chuyên gia cho biết, nếu bệnh nhân sùi mào gà không cảm thấy khó chịu thì không cần điều trị. Nếu sùi mào gà ảnh hưởng đến cuộc sống thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Nhiều bệnh nhân thắc mắc sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không do tâm lý e ngại, tự ti, không muốn đi khám bệnh
Hình ảnh về dấu hiệu bị sùi mào gà ở miệng

1. Sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không?

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị tận gốc bệnh sùi mào gà. Các phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Điều này có nghĩa bệnh nhân có thể phải sống chung với virus cả đời.

Sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không còn tùy thuộc vào cơ địa người bệnh. Nếu hệ miễn dịch của người bệnh tốt, có thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể. Do đó, bệnh nhân nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt khoa học để nâng cao thể trạng, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.

2. Sùi mào gà để lâu có sao không?

Sùi mào gà để lâu không điều trị, tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Cụ thể:

2.1. Với nam giới

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, triệt để dẫn tới bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như tắc ống dẫn tinh, tắc ống niệu đạo và nguy hiểm hơn là ung thư dương vật, vô sinh hiếm muộn.

Biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà ở nam giới là tắc ống dẫn tinh, tắc ống niệu đạo và nguy hiểm hơn là ung thư dương vật
Biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà ở nam giới là tắc ống dẫn tinh, tắc ống niệu đạo và nguy hiểm hơn là ung thư dương vật

2.2. Với nữ giới

  • Việc đi vệ sinh gặp khó khăn nếu các nốt sùi ở cơ quan sinh dục lớn. 
  • Nốt sùi vỡ có thể gây chảy máu, viêm loét.
  • Nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung nếu bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần.

2.3. Với thai phụ và thai nhi

Thai phụ bị sùi mào gà có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, các mô ở âm đạo bị phá hủy ảnh hưởng đến quá trình sinh nở như khó đẻ, chảy máu kéo dài sau sinh.

Thai nhi có mẹ bị sùi mào gà cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ này là rất thấp.  

Do đó, khi phát hiện mắc bệnh, người bệnh cần đến thăm khám tại chuyên khoa Da liễu của các cơ sở y tế uy tín, kiêng quan hệ tình dục cũng như có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. 

Tham khảo thêm:

  1. cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
  2. Sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
  3. Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu khi mang thai
  4. Sùi mào gà ở lưỡi: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

3. Sùi mào gà ở miệng chữa thế nào?

Miệng là vùng nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương nên cần chú ý trong điều trị. Thông thường, các bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả. Các phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến hiện nay là:

3.1. Dùng thuốc

Các thuốc trị sùi mào gà là thuốc bôi, có tác dụng ngăn cản sự lây lan, phát triển của virus và làm lành sang thương. Nếu bị sùi mào gà ở miệng, bệnh nhân tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được tư vấn điều trị cũng như thuốc bôi phù hợp.

Các thuốc trị sùi mào gà là thuốc bôi, có tác dụng ngăn cản sự lây lan, phát triển của virus và làm lành sang thương
Các thuốc trị sùi mào gà là thuốc bôi, có tác dụng ngăn cản sự lây lan, phát triển của virus và làm lành sang thương

Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi sùi mào gà ở miệng khác nhau. Bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi hơn.

3.2. Ngoại khoa

Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất với sùi mào gà ở miệng, giúp loại bỏ vết sùi nhanh, tiêu diệt virus ngăn chặn virus lây lan.

Các phương pháp ngoại khoa sử dụng trong đốt sùi mào gà là đốt điện, đốt lạnh, đốt laser. Trong đó, đốt lạnh là phương pháp được sử dụng để loại bỏ nốt sùi ở miệng an toàn, hiệu quả.

4. Điều trị sùi mào gà mất bao lâu?

Điều trị sùi mào gà là quá trình lâu dài nên bệnh nhân cần hết sức kiên trì và thực hiện đầy đủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Thời gian điều trị sùi mào gà không giống nhau ở mỗi bệnh nhân, phụ thuộc vào:

1.1. Mức độ bệnh

Nếu bệnh nhẹ, nốt sùi ít thì quá trình điều trị sẽ nhanh chóng hơn do lộ trình đốt sùi ít hơn. Có thể chỉ cần một lộ trình đốt sùi, sau đó về bôi thêm thuốc.

Nếu bệnh nặng, các nốt sùi lớn, mọc dầy thì cần đốt nhiều lần. Do đó, thời gian điều trị sẽ kéo dài do mỗi lần đốt sùi cách nhau khoảng 2 – 4 tuần. Bệnh càng nặng thì số lần đốt sùi càng nhiều.

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, các nốt sùi mọc đơn lẻ, nhỏ và chưa xảy ra nhiễm trùng thì quá trình điều trị sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn. Thậm chí, có bệnh nhân chỉ cần một lộ trình đốt trong vòng 30 phút sau đó về bôi thêm thuốc là đủ.

Nếu bệnh nhẹ, nốt sùi ít thì quá trình điều trị sẽ nhanh chóng hơn
Nếu bệnh nhẹ, nốt sùi ít thì quá trình điều trị sẽ nhanh chóng hơn

1.2. Sức đề kháng của bệnh nhân

Bệnh nhân có hệ miễn dịch tốt thì quá trình điều trị sẽ nhanh hơn so với các bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. Do đó, khi mắc bệnh, cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể để nâng cao khả năng tự đào thải virus.

1.3. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị sùi mào gà hiện nay chủ yếu là nội khoa và ngoại khoa. Nếu điều trị nội khoa, một liệu trình thuốc bôi kéo dài khoảng vài tháng.

Nếu điều trị ngoại khoa, có bệnh nhân chỉ cần đốt sùi 30 phút là đủ. Tuy nhiên, sau khi đốt vẫn cần bôi thuốc để ngăn ngừa nốt sùi tái phát.

Sau 8 tháng, nếu không tái phát thì mới có thể kết luận sùi mào gà đã chữa khỏi triệt để chưa. Trong thời gian này, cần thăm khám định kỳ để đánh giá tình trạng bệnh.