Contents
- 1 Sùi mào gà uống thuốc có khỏi không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi mắc căn bệnh này. Các chuyên gia cho biết, hiện chưa có thuốc uống điều trị sùi mào gà. Các thuốc điều trị là thuốc bôi ngoài da, không được uống.
- 2 1. Sùi mào gà có chữa khỏi được không?
- 3 2. Sùi mào gà điều trị như thế nào?
- 4 3. Cần làm gì để ngăn ngừa sùi mào gà tái phát?
Sùi mào gà uống thuốc có khỏi không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi mắc căn bệnh này. Các chuyên gia cho biết, hiện chưa có thuốc uống điều trị sùi mào gà. Các thuốc điều trị là thuốc bôi ngoài da, không được uống.
1. Sùi mào gà có chữa khỏi được không?
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị sùi mào gà triệt để, các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm mục đích:
- Loại bỏ nốt sùi.
- Ngăn ngừa virus phát triển và lây lan.
- Làm lành tổn thương.
- Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Ngăn ngừa tái phát.
Người bệnh có thể phải sống chung với virus cả đời nên việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để nâng cao khả năng đào thải virus ra khỏi máu là rất quan trọng.
2. Sùi mào gà điều trị như thế nào?
Hiện nay có các phương pháp điều trị sùi mào gà chủ yếu là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau.
2.1. Dùng thuốc
Do nhầm lẫn mà nhiều bệnh nhân thắc mắc sùi mào gà uống thuốc có khỏi không. Các bác sĩ cho biết hiện chưa có thuốc uống điều trị sùi mào gà. Thuốc sử dụng để chữa bệnh sùi mào gà là thuốc bôi ngoài da.
Các thuốc trị sùi mào gà phổ biến là:
Imiquimod (Aldara, Zyclara)
Thuốc có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Khi bôi thuốc, người bệnh cần hạn chế quan hệ tình dục để nâng cao hiệu quả điều trị. Thuốc có tác dụng phụ bao gồm: Gây đỏ da, mụn nước, đau nhức cơ thể, ho, đau, phát ban và mệt mỏi.
Podophyllin và podofilox (Condylox)
Podophyllin là một loại nhựa thực vật, có khả năng phá hủy các mô sùi mào gà. Podofilox có hợp chất hoạt tính giống với podophyllin, không được bôi bên trong bộ phận sinh dục và không sử dụng cho phụ nữ có thai. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm sưng, đau, kích ứng da nhẹ.
Sinecatechin (Veregen)
Sử dụng để điều trị sùi mào gà bên ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn. Thuốc có tác dụng phụ nhẹ, thường là đỏ da, ngứa, rát hoặc đau.
Axit trichloroacetic (TCA)
Có thể đốt cháy sùi mào gà, sử dụng điều trị mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục. Loại thuốc này có tác dụng phụ gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
2.2. Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị ngoại khoa thường áp dụng với các bệnh nhân nặng, nốt sùi lớn, mong muốn loại bỏ nốt sùi nhanh.
Các phương pháp điều trị ngoại khoa là:
Đốt lạnh
Bác sĩ sẽ dùng thiết bị y tế áp lạnh nitơ vào nốt sùi. Các nốt sùi sẽ teo và rụng đi. Bệnh nhân có thể cần điều trị bằng liệu pháp áp lạnh với nitơ nhiều lần. Tác dụng phụ của phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà sinh dục này là đau và sưng.
Đốt laser
Bác sĩ sử dụng ánh sáng cường độ cao chiếu vào nốt sùi. Phương pháp này có chi phí điều trị cao nên thường áp dụng cho các nốt sùi trên diện rộng và khó điều trị.
Đốt điện
Đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện, có thể gây đau và sưng sau khi thực hiện thủ thuật.
Tham khảo thêm:
- cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
- Sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu khi mang thai
- Sùi mào gà ở lưỡi: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
3. Cần làm gì để ngăn ngừa sùi mào gà tái phát?
Để ngăn ngừa sùi mào gà tái phát, bệnh nhân cần thực hiện nghiêm túc các việc sau:
- Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Không thể chắc chắn 100% việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục sẽ ngăn ngừa sùi mào gà tái phát. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp hiệu quả nhất và tránh lây bệnh sang cho bạn tình.
- Chung thủy với bạn tình.
- Không được sử dụng đồ dùng cá nhân như đồ lót, bàn chải đánh răng,… của người khác.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín sạch sẽ.
- Khi có các triệu chứng nghi ngờ, tốt nhất nên đi khám để được tư vấn cụ thể.